KHÁM PHÁ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐƯƠNG ĐẠI TẠI SNA MARIANAPOLIS

Tự hào là ngôi trường quốc tế đầu tiên tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trường Quốc tế SNA Marianapolis mang đến cho các em học sinh những tinh hoa giáo dục Mỹ với một truyền thống học tập xuất sắc gần 100 năm được kế thừa từ trường dự bị đại học Marianapolis, bang Connecticut, Hoa Kỳ. Theo đó, các triết lý và phương pháp giảng dạy tại trường là hoàn toàn khác biệt, tiến bộ và hiện đại với học sinh luôn đóng vai trò là trung tâm. Tại SNA Marianapolis, các em học sinh có tiếng nói, có quyền quyết định và thậm chí có quyền làm chủ đối với việc học của mình. Tự do, chủ động học tập trong khuôn khổ kỷ luật và nề nếp chính là môi trường giáo dục mà SNA Marianapolis thiết lập để giúp các em học sinh trở thành những nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn. Dưới đây là những nhân tố chính yếu đã làm nên phương thức giảng dạy đương đại độc đáo của nhà trường.  

 

1/ Phương pháp giáo dục “Lấy Học Sinh Làm Trung Tâm”

Xuất hiện vào đầu thể kỷ XX và đang là một xu hướng giáo dục hiện đại phổ biến ở nhiều tổ chức giáo dục lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là một phương pháp giáo dục nhằm giúp phát huy sự chủ động tích cực và tính sáng tạo của người học, mà trong đó, học sinh là người tự nghiên cứu và khai phá tri thức dưới sự dẫn dắt, gợi ý và các thông tin mà giáo viên cung cấp. Để triển khai phương pháp này đòi hỏi các thầy cô phải là những người học trọn đời, luôn trau dồi kiến thức, nâng cấp các kỹ năng và không chỉ chú ý đến học sinh của mình mà còn chú ý đến những điều mà các em được dạy và học.  

Tại trường quốc tế SNA Marianapolis, phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” chính là kim chỉ nam để các nhà giáo quốc tế đang giảng dạy tại trường thiết kế các bài giảng, các bài đánh giá cũng như điều phối lớp học của mình sao cho hiệu quả và phù hợp với từng em học sinh. Có thể cảm nhận rõ phương pháp giảng dạy này khi tham gia bất kỳ lớp học nào của trường SNA Marianapolis, bao gồm cả lớp học thể chất.  

Thầy Donald White, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất cho khối lớp 8 đến khối lớp 10 nhận ra rằng nhiều em học sinh đã bỏ qua khả năng xử lý thông tin của bộ não khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và thay vào đó tìm kiếm sự tiện lợi đến từ các thiết bị thông minh. Chiến thuật của thầy để đối phó với sự lệ thuộc quá mức này chính là yêu cầu các em tự suy ngẫm và trả lời các câu hỏi đời thường như “các loại thực phẩm nào nuôi dưỡng cơ thể” hoặc “làm thế nào để chọn rau củ tươi ngon ngoài chợ”. Chiến lược “show, don’t tell” (tạm dịch: “hành động đi thay vì nói suông”) này thể hiện đầy đủ triết lý giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” của nhà trường.

 

2/ Các Phương Pháp Kiểm tra, Đánh Giá Thay Thế

Trong chương trình giáo dục phổ thông, các bài kiểm tra đánh giá năng lực thường bị giới hạn bởi các phương pháp kiểm tra truyền thống, xét cả về hình thức (kiểm tra miệng, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra tự luận, …) cho đến tần suất (kiểm tra đầu giờ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết, …). Với phương pháp đánh giá này, giáo viên sẽ không thể hiểu rõ năng lực, trình độ và kiến thức mà các em có được ngay tại thời điểm hiện tại, dẫn đến việc cập nhật, bổ sung và “vá lỗ hổng” kiến thức cho các em trở nên khó khăn hơn. 

Hiểu được điều đó, các phương pháp đánh giá trong chương trình học tại SNA Marianapolis là vô cùng đa dạng và khác biệt. Mỗi một giáo viên sẽ có những phương thức kiểm tra khác nhau không chỉ tạo nên dấu ấn đặc trưng trong phong cách giảng dạy cá nhân mà còn giúp cho các em học sinh không còn cảm thấy bị áp lực trước mỗi đợt kiểm tra.  

Theo như cô Joanne Gökçedağ, giáo viên Khoa học cho khối lớp 7 và 8 tại trường SNA Marianapolis, chia sẻ: “Tôi hạn chế các bài kiểm tra truyền thống nhiều nhất có thể.” Thay vào đó, cô sẽ đưa ra nhiều hình thức đánh giá khác nhau, bao gồm câu đố, bảng tính, bài thuyết trình, ứng dụng học tập dựa trên trò chơi Kahoot hoặc EdPuzzles, và trong đó có cả các dự án học tập.  

Còn đến với lớp Toán của thầy Ohnur, một nhà giáo quốc tế thế kỷ 21 đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, đó là một sự kết hợp giữa nhiều phương thức đánh giá tích hợp khác nhau, từ đánh giá sơ bộ cho đến đánh giá tổng kết, từ các bài kiểm tra chính thức cho đến các bài tập theo dự án. Một số dự án mô phỏng lại các tình huống thực tế như nhập vai làm thanh tra hoặc thợ săn, đi mua sắm, điều hành một quán cà phê Đại số hoặc sử dụng phân số để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật. Những điều này hứa hẹn đều là những phương pháp tốt nhất để thu hút học sinh tham gia vào quá trình thực hành các kỹ năng Toán học và đồng thời thưởng thức nghệ thuật. 

 

3/ Tích hợp công nghệ vào việc giảng dạy

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển khoa học của nhân loại, đồng thời tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và xã hội, bao gồm cả giáo dục. Để bắt nhịp thời đại số hóa và đón đầu một kỷ nguyên 5.0 đang cận kề, nhà trường cung cấp cho các em học sinh các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cùng với các bài giảng, và phương pháp dạy và học ứng dụng các công nghệ mới nhất để các em rèn luyện tư duy, dễ dàng thích nghi và gặt hái được nhiều thành công trong một thế giới đang “chuyển mình”.  

Thư viện kỹ thuật số chính là một trong những “cầu nối” và là “bước đệm” cho sự “chuẩn bị” này cũng như thể hiện tinh thần của phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” của nhà trường. Với mục tiêu giáo dục học sinh trở thành những người có tư duy phản biện và những người dùng có hiểu biết, đội ngũ giáo viên thư viện luôn cố gắng đăng ký sử dụng nhiều nền tảng cơ sở dữ liệu điện tử uy tín, đáng tin cậy nhất có thể như Emerald, JSTOR, EBSCO và Science Direct – Các nền tảng cơ sở dữ liệu đang được sử dụng bởi hầu hết các tổ chức lớn trên thế giới và từ đó tối đa hóa trải nghiệm học tập và nghiên cứu của các em học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

4/ Khuyến khích sự chủ động ở học sinh

Một trong các điều kiện “cần” để khiến phương pháp “lấy học sinh là trung tâm” trở nên hiệu quả chính là kích hoạt tính chủ động trong các em đối với việc học tập. Mỗi một lớp học tại SNA Marianapolis đều mang một bầu không khí khác nhau, nhưng tựu chung vẫn luôn chú trọng vào sự năng động, vui vẻ và hài hòa giữa giáo viên và học sinh để việc học không trở nên gò bó và căng thẳng, mà thay vào đó là sự hăng say và phấn khích khi khám phá thêm nhiều tri thức mới, biến việc học trở thành một quá trình học tập kép mang tính chất xây dựng bài học và giúp mỗi cá nhân phát triển tích cực.  

Có nhiều cách khác nhau để giúp các em học sinh phát triển tinh thần chủ động tham gia học tập, trong lớp Toán của thầy Onur, chủ yếu là thông qua các hoạt động thực hành. Thay vì xử lý các khái niệm vô hình, “nếu một học sinh cầm và quan sát một vật thể 3D, thì việc nắm bắt kiến thức sẽ diễn ra hiệu quả hơn” – thầy đã cập nhật ý tưởng này từ rất nhiều bài báo nghiên cứu. Áp dụng phương thức này, thầy đã cho các em học cách sử dụng những tấm gạch Đại số mà theo thầy, đây là nội dung khó nhằn nhất trong Toán học. ` 

Tính độc đáo và mới lạ trong các phương thức giáo dục trên đã tạo nên một nét văn hóa giáo dục đặc trưng chỉ có tại SNA Marianapolis và cũng là một trong những dấu ấn đặc biệt đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh đặt niềm tin và gửi gắm con em theo học tại trường.  

 

Trường Quốc Tế SNA Marianapolis – Biên Hòa 

Tin tức mới nhất