NHÀ GIÁO QUỐC TẾ | THẦY ONUR SAHIN

NHÀ GIÁO QUỐC TẾ | THẦY ONUR SAHIN

 

Thầy Onur Sahin là nhà giáo đến từ Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đang giảng dạy bộ môn Toán học cho khối lớp 6, lớp 7 và lớp 8 tại Trường quốc tế SNA Marianapolis. Thầy là một trong số các giáo viên trong trường có lối tư duy sáng tạo, một người luôn mang đến những trải nghiệm học tập chuyển hóa, đồng thời bản thân thầy vẫn luôn là một người học không ngừng mưu cầu tri thức. Bên cạnh thời gian giảng dạy trên lớp, thầy còn là chủ nhiệm của câu lạc bộ Trò chơi trí tuệ dành cho các em học sinh khối Trung học cơ sở. 

 

Từ Một Cậu Bé Giỏi Toán Trở Thành Một Nhà Giáo Quốc tế Xuất Sắc 

Tình yêu dành cho Toán học của thầy Onur đã có từ thuở ấu thơ. Dẫu vậy, thầy lại không có năng khiếu bẩm sinh với môn học này lúc còn là học sinh Tiểu học, nhưng số phận đã dẫn lối để thầy gặp gỡ một vị giáo viên lớp 3, người đã “thay đổi cách nhìn của thầy về bộ môn Toán học”. Vị giáo viên ấy đã không bỏ mặc thầy – một cậu học sinh yếu kém lúc bấy giờ, mà thay vào đó cho thầy những bài học có nội dung phân hóa và khuyến khích thầy thực hiện thêm nhiều phép toán. Kể từ đó, cuộc sống của thầy đã không còn như trước. 

Một nhà giáo quốc tế dạy Toán giỏi từ chính kinh nghiệm cá nhân

Ở bậc trung học phổ thông, thầy Onur bắt đầu giúp bạn bè của mình giỏi hơn trong lĩnh vực Toán học và Cờ vua, chính điều này đã dần dần nuôi dưỡng kỹ năng giảng dạy của thầy. Kể từ lúc ấy, thầy đã biết chắc chắn rằng bản thân sẽ nghiêm túc theo đuổi nghề nhà giáo. Xuôi ngược theo dòng ký ức, thầy Onur không kìm được nụ cười mãn nguyện và chia sẻ rằng: “Chính niềm đam mê dành cho Toán học đã giúp tôi trở thành một học sinh giỏi Toán và sau này là một giáo viên dạy Toán giỏi”.

 

Sự Sợ Hãi Cố Hữu Và Những Định Kiến Đối Với Bộ Môn Toán 

Giống như Việt Nam và hầu hết các nước khác trong khu vực châu Á, quê hương của thầy Onur, Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi mà môn Toán luôn ngự trị ở đầu danh sách các môn học ưu tiên. Thầy chia sẻ: “Phụ huynh nào cũng muốn con học giỏi môn Toán nên không ngừng gây áp lực lên các em để đáp ứng được những kỳ vọng của họ.” Có một sự thật trớ trêu là chính sự căng thẳng vô cùng lớn ấy cùng với việc thiếu sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức của giáo viên đã dễ dàng khiến cho học sinh đi đến thất bại. 

Từng là học sinh chuyên Toán, thầy Onur hiểu rõ điều gì thu hút học sinh và cản trở các em đến với môn học này

May mắn thay, thầy Onur đã từng trực tiếp trải qua những khó khăn tương tự khi còn là một học sinh và hiểu rõ một giáo viên Toán sẽ cần phải làm gì để có thể mang lại những điều tốt nhất cho học sinh của mình và phá vỡ những định kiến lâu đời rằng Toán là một môn học đáng sợ. 

Thông thường, khi một học sinh được hỏi em nghĩ gì về Toán thì theo phản xạ, học sinh ấy sẽ trả lời là “Toán rất khó. Em không giỏi môn học này.” Thầy Onur cho rằng nỗi sợ cố hữu này đến từ các phong cách dạy và học khác nhau. Cần rất nhiều nỗ lực từ giáo viên để hiểu được tốc độ và phong cách cá nhân của từng học sinh và đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với việc học của các em. Sự hợp tác trong học tập giữa các học sinh luôn được tận dụng tối đa trong lớp học của thầy Onur để đảm bảo rằng các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau trong việc thích nghi với phong cách học tập mới. Đôi khi, việc học hỏi từ bạn bè lại là một lối tắt hiệu quả để hiểu rõ bài học tốt hơn. Hơn nữa, tư duy “tôi có thể làm được” là yếu tố then chốt trong quá trình học tập này, không chỉ đối với môn Toán mà còn ở bất kỳ môn học nào khác. Chỉ khi giáo viên và học sinh bước ra khỏi những rào cản trong quá khứ thì việc học mới thực sự bắt đầu. 

 

Giải Mã Những Con Số Toán Học Tàng Hình 

Đến với lớp học của thầy Onur, có nhiều cách khác nhau để giúp các em học sinh phát triển tinh thần chủ động tham gia học tập, chủ yếu thông qua các hoạt động thực hành. Thầy thừa nhận rằng các chủ đề toán học vốn dĩ đã vô cùng trừu tượng, đòi hỏi nhu cầu minh họa liên tục. Thay vì xử lý các khái niệm vô hình, “nếu một học sinh cầm và quan sát một vật thể 3D, thì việc nắm bắt kiến thức sẽ diễn ra hiệu quả hơn” – thầy đã cập nhật ý tưởng này từ rất nhiều bài báo nghiên cứu. Áp dụng phương thức này, thầy đã cho các em học cách sử dụng những tấm gạch Đại số mà theo thầy, đây là nội dung khó nhằn nhất trong Toán học.

Thầy Onur sử dụng khối lập phương Rubik để dạy về thể tích và hình học không gian

Tại SNA Marianapolis, với phần lớn học sinh đến từ các trường công lập, thầy Onur quan sát và nhận thấy rằng ban đầu các em còn khá bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới này. Có vẻ như các em chưa biết cách sử dụng các món đồ vật để minh họa. Sự lúng túng này dần thay đổi dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ liên tục của thầy Onur. Các học sinh cuối cùng cũng nhận ra rằng Toán học rất thú vị và không khó để tìm ra lời giải đáp.  

Sau phần diễn giải của thầy Onur, học sinh thực hành thao tác với khối lập phương để nghiên cứu thể tích của vật thể

Giống như nhiều nhà giáo quốc tế thế kỷ 21 khác, thầy Onur thường sử dụng công nghệ trong việc giảng dạy của mình. “Toán là một môn học có thể dễ dàng tích hợp công nghệ. Chúng tôi chơi trò chơi trực tuyến, Kahoot, Blooket và EdPuzzle.” Các nền tảng này lập trình kiến thức thành những câu hỏi trắc nghiệm tinh gọn lặp đi lặp lại, cho phép học sinh nắm vững các kiến thức với mỗi câu hỏi được đặt ra. Lý do khiến cho việc ứng dụng công nghệ vào trong môn Toán trở nên nổi bật hơn so với các môn học khác đó chính là nhiều công cụ toán học có thể được chuyển đổi thành kỹ thuật số. Thầy Onur chia sẻ ví dụ về việc có một học sinh quên đem thước đo góc nhưng em ấy đã tìm thấy và sử dụng công cụ thước đo góc trực tuyến để vẽ hình tam giác. Điều thú vị là thầy Onur lại không e ngại thừa nhận rằng bản thân cũng đã học được nhiều điều từ phương pháp này của học sinh, điều này một lần nữa chứng tỏ được sự cần thiết trong việc các giáo viên nên tích cực bắt nhịp xu hướng và ứng dụng công nghệ vào trong lớp học của mình.  

 

Vai Trò Của Các Phương Pháp Đánh Giá Thay Thế Trong Toán Học

Sự hỗ trợ của thầy Onur còn nằm ở bài kiểm tra dành cho học sinh yếu ở đầu mỗi buổi học. Mục đích của những bài kiểm tra này là để khảo sát các kỹ năng cơ bản và kiến thức trước đó của học sinh để từ đó thầy có thể điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy và phương thức đánh giá của mình sao cho phù hợp. Đặc biệt trong thời kỳ hậu Covid như hiện nay, việc hiểu được học sinh đã tiếp thu và bỏ sót những kiến thức gì trong 2 năm học bị gián đoạn là nhiệm vụ cấp bách đối với giáo viên. Thầy Onur kiên định rằng mọi kiến thức đã mất trong khoảng thời gian đó cần phải được bổ sung trước khi các em tiếp nhận những nguồn tri thức mới. “Toán học tựa như một chuỗi dây chuyền sản xuất hay một ngôi nhà kiên cố. Nếu một học sinh bỏ lỡ một kỹ năng cơ bản, tựa như việc xây nhà, em ấy sẽ thất bại trong việc cất nóc.” 

Bài tập của thầy Onur luôn đi kèm với phiếu tự đánh giá

Lớp học của thầy Onur là một hình ảnh thu nhỏ tổng hợp nhiều phương thức đánh giá tích hợp khác nhau, từ đánh giá sơ bộ cho đến đánh giá tổng kết, từ các bài kiểm tra chính thức cho đến các bài tập theo dự án. Một số dự án mô phỏng lại các tình huống thực tế như nhập vai làm thanh tra hoặc thợ săn, đi mua sắm, điều hành một quán cà phê Đại số hoặc sử dụng phân số để tạo ra một sản phẩm nghệ thuật. Những điều này hứa hẹn đều là những phương pháp tốt nhất để thu hút học sinh tham gia vào quá trình thực hành các kỹ năng Toán học và đồng thời thưởng thức nghệ thuật. Thầy Onur tạo ra nhiều không gian tự do để học sinh thoải mái đưa ra cảm nghĩ về các hoạt động này. Chẳng hạn, một học sinh có thể chọn tạo ra một tác phẩm nghệ thuật trên máy tính thay vì vẽ tay trên giấy. Theo thầy Onur, sự linh hoạt và tính sáng tạo chính là chìa khóa cho các bài đánh giá dựa trên dự án.  

Học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành như một phương thức kiểm tra quá trình tiếp thu nội dung bài học

Theo đó, thầy phản đối việc kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh một cách cứng nhắc. Trong thang đo Bloom (Bloom’s Taxonomy), một hệ thống quan trọng trong giáo dục phân cấp các kỹ năng và mục tiêu, học thuộc lòng và nhớ lại thuộc cấp độ thấp nhất, trong khi áp dụng và phân tích là những kỹ năng cao cấp hơn mà các giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh của mình để đạt được. Thầy Onur đặt ra kỳ vọng các em học sinh chỉ cần giải được bài toán thay vì phải học thuộc các định nghĩa hay quy trình. 

Vì vậy, xung quanh lớp học của mình, thầy treo những tấm áp phích có hiển thị định nghĩa của các khái niệm và công thức toán học. Học sinh thoải mái tham khảo những thông tin này khi thực hiện các hoạt động học tập trong lớp và thậm chí là trong cả các bài kiểm tra, điều này trái ngược với giáo dục truyền thống nơi học sinh được chấm điểm dựa trên khả năng ghi nhớ của mình. “Nếu các em có thể hiểu được các thông tin xung quanh mình, thu thập chúng và giải quyết vấn đề, theo tôi, các em đã thành công “bỏ xa” việc đơn thuần ghi nhớ lại những kiến thức từ trí nhớ, điều mà đã trở nên dư thừa và có thể được thay thế bởi các công cụ công nghệ hiện đại ngày nay.” 

 

Ai mới là người thực sự chủ trì lớp học? 

Vì là giáo viên dạy tất cả các cấp lớp thuộc khối Trung học Cơ sở, mục tiêu cuối cùng của thầy Onur chính là giúp các em học sinh chuẩn bị sẵn sàng cho môn Toán cao cấp ở bậc Trung học Phổ thông. Để làm được điều này, thầy luôn cố gắng trang bị càng nhiều kỹ năng Đại số quan trọng cho các học sinh lớp 8 càng tốt vì các em sẽ tiếp tục học Đại số 1, kế đến là Đại số 2, ở lớp 9. Do đó, chương trình giảng dạy lớp 8 của thầy gần giống với chương trình lớp 9 để học sinh làm quen và giảm thiểu nguy cơ bị tụt lại phía sau. Chiến thuật này, được gọi là căn chỉnh theo chiều dọc, được áp dụng rộng rãi trong chương trình giảng dạy ở các cấp lớp khác nhau tại SNA Marianapolis và đã được chứng minh là giúp học sinh học tập chuyên sâu hơn bằng cách xây dựng kiến thức nền tảng trước đó. 

Học sinh là những người đồng vận hành lớp học cùng với giáo viên

Thành tích học tập không phải là mục tiêu cuối cùng duy nhất của lớp thầy Onur. Một sản phẩm phụ trong quá trình này hóa ra lại mang lại lợi ích đáng kể chính là các kỹ năng xã hội ngày càng phát triển của các em học sinh. Ngay cả trong lớp học Toán, tương tác xã hội và giao tiếp tích cực cũng là những nguyên tắc thiết yếu mà học sinh và giáo viên cần phải trau dồi. “Các em phải trao đổi, chia sẻ ý tưởng và bắt đầu một ngày mới với một nụ cười trên môi. Các em cần tích cực hoạt động trong lớp học của tôi.” 

 

Đặt Mình Vào Vị Trí Của Học Sinh

Trên bàn của thầy Onur là cuốn sách giáo khoa Toán lớp 8 tiếng Việt. Thầy giải thích rằng đây là đối tượng nghiên cứu của thầy trong năm qua. Thầy khao khát tìm hiểu cách thức và những gì mà các em học sinh đang học tại các trường công lập, nơi xuất phát điểm của các em trước khi nhập học tại trường, để thầy có thể chuẩn bị các bài giảng của mình tốt hơn, tương đồng với những trải nghiệm học tập trước đây của các em. Thầy đặc biệt tiết lộ: “Nếu phương pháp học tập này hiệu quả với các em, thì tôi sẽ tiếp tục triển khai nó.” 

Thầy Onur hướng dẫn học sinh trước khi bắt đầu bài kiểm tra đánh giá

Bên cạnh sự thiếu hụt về nội dung môn học, học sinh của thầy Onur thường gặp rào cản lớn về ngôn ngữ. Là một trong những giải pháp cho vấn đề này, sách giáo khoa tiếng Việt cũng đóng vai trò như một chủ đề nghiên cứu điển hình đối với thầy Onur, đặc biệt khi thầy đọc giáo trình này nhưng không hiểu gì về ngôn ngữ tiếng Việt. “Cứ như thể tôi là một học sinh EAL đọc sách giáo khoa Toán viết bằng tiếng Anh,” thầy chia sẻ dưới một góc nhìn quan điểm độc đáo và điều này đã đặt thầy vào vị trí của các học sinh EAL để cảm nhận, “Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi có thể tiếp thu hầu hết mọi thứ vì về cơ bản, môn Toán là một loại ngôn ngữ phổ quát bao gồm các con số và ký hiệu.” Từ đó, thầy bắt đầu chia sẻ đào sâu hơn vào việc dạy ngôn ngữ số và ký hiệu trong Toán học với sự trợ giúp của các mũi tên và các ký hiệu khác để thể hiện các quy trình và logic khác nhau. 

Sách giáo khoa Toán Việt Nam và trường hợp điển hình của thầy Onur đã nói lên rất nhiều về tâm huyết giảng dạy và tình yêu bất diệt của thầy đối với môn Toán. Cảnh tượng các học sinh Việt Nam quây quần bên thầy Onur và hào hứng khoe với thầy những gì mà các em đã học được trước đó từ cuốn sách giáo khoa luôn là một khung cảnh đầy xúc động về những người học suốt đời và có tính tự chủ cao. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về đội ngũ nhà giáo quốc tế và chương trình học, quý phụ huynh học sinh xin vui lòng liên hệ Tuyển sinh qua số Hotline 0932 083 886 hoặc để lại thông tin theo đơn dưới đây.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TUYỂN SINH




Độ tuổi:

Tin tức mới nhất