NHÀ GIÁO QUỐC TẾ | CÔ JOANNE GÖKÇEDAĞ (PHẦN 1)

Cô Joanne Gökçedağ là một nhà giáo giàu kinh nghiệm với gần 30 năm giảng dạy tại nhiều quốc gia trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait, Anh Quốc và cả Việt Nam. Trong chặng đường sự nghiệp của mình, cô đã từng là giảng viên đào tạo cho Nhà xuất bản Đại học Cambridge và cho ngôi trường trước đây cô từng làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ; cũng tại đây, cô đã tổ chức và diễn thuyết nhiều hội thảo khác nhau về phương pháp giảng dạy đồng thời cung cấp chương trình tư vấn cá nhân theo yêu cầu dành cho các giảng viên mới. Tại trường Quốc tế SNA Marianapolis, cô Joanne hiện đang phụ trách giảng dạy bộ môn Khoa học cho khối lớp 7 và 8, đồng thời cô cũng là Trưởng Câu lạc bộ Môi trường của khối Trung học kiêm Trưởng Ban Khoa học. 

Cô Joanne Gökçedağ

Dọc theo dãy hành lang lớp học ở tầng 4, lớp của cô Joanne thu hút mọi sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên với phần trang trí cửa lớp đầy ấn tượng và được thay đổi theo các ngày lễ đặc biệt trong năm. Cô Joanne tự hào và cho rằng những thành quả này có được đều là nhờ vào những ý tưởng và sự nỗ lực của các em học sinh, nhưng ấy vậy mà đó cũng chỉ là một trong những bài tập mà bạn có thể thường xuyên tìm thấy trong lớp học của cô.  

 

“Tôi Thích Làm Các Dự Án” 

Cô Joanne để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người với hình ảnh của một giáo viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, một người chủ yếu giảng dạy dựa trên các dự án thực hành. Bước vào lớp học của cô thì có thể chiêm ngưỡng vô số biển áp phích và mô hình của học sinh được trưng bày trên giá sách và bảng thông báo. Cô chia sẻ với nụ cười rạng rỡ: “Thật thú vị khi tôi nhận được tin nhắn từ một học sinh cũ ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày hôm qua và em ấy nói rằng “Em nhớ các dự án sáng tạo của cô.”” 

Khi được hỏi về động lực và nguồn cảm hứng của mình, cô đã say sưa kể rằng: “Tôi thích làm các dự án. Tôi thích làm những việc thể hiện được những gì mà các em học sinh đã học được.” Như vậy, đối với cô, các dự án không chỉ là một phương pháp đánh giá mà đó cũng là một hoạt động học tập nhưng theo một phương thức thú vị hơn rất nhiều dành cho học sinh. 

“Triển lãm” tranh về các lòai hoa của học sinh trong lớp Hội họa của cô Lilly Windle được trưng bày trước cửa lớp cô Joanne

 

 

 

Dự án của học sinh về Tháp Dinh dưỡng
Dự án của học sinh về Hệ thống Tiêu hóa

Trong tuần tới, cô Joanne sẽ giảng về quá trình sinh sản của thực vật, vòng đời và sự phát tán hạt giống, mà trọng điểm chính là dự án cuối cùng về sinh sản, trong đó học sinh được phép chọn đối tượng thực nghiệm và phương pháp trình bày. Tất cả những gì cô Joanne cung cấp cho học sinh của mình là chủ đề và phiếu tự đánh giá đưa ra cụ thể các tiêu chí mà các em sẽ được đánh giá, bao gồm nội dung, cách trình bày, mức độ liên quan và tinh thần đồng đội, trong đó học sinh được chấm điểm cá nhân dựa trên đóng góp của họ trong khâu làm việc nhóm. 

 

“Học Sinh Tham Gia Làm Nhiều Thứ” 

“Học Sinh Tham Gia Làm Nhiều Thứ,” cô chia sẻ khi đề cập đến mục đích cốt lõi của việc tổ chức một lớp học dựa trên dự án. Thực tế việc học sinh của cô được trao hầu hết mọi quyền hạn trong dự án cho phép các em được tôi luyện khả năng lãnh đạo và khả năng cộng tác với các thành viên khác trong nhóm của mình. Đồng thời, các em sẽ trở thành những người học tự chủ, tự tổng hợp kiến thức của mình và trình bày chúng theo cách cho thấy rằng các em đã hiểu đầy đủ kiến thức đó. 

Trong lớp, cô luôn chủ động hỏi thăm tình hình học tập của các em học sinh

 

“Tôi Hạn Chế Các Bài Kiểm Tra Truyền Thống Nhiều Nhất Có Thể” 

Khi nói về quan điểm này, cô Joanne đã bật cười khi được hỏi liệu cô có sử dụng các dự án để thay thế các bài kiểm tra trên giấy và bút chì hay không. “Tôi hạn chế các bài kiểm tra truyền thống nhiều nhất có thể.”- Cô trả lời. Thay vào đó, cô sẽ đưa ra nhiều hình thức đánh giá khác nhau, bao gồm câu đố, bảng tính, bài thuyết trình, ứng dụng học tập dựa trên trò chơi Kahoot hoặc EdPuzzles, và tất nhiên, bao gồm cả dự án. Cô sẽ không từ chối nếu học sinh chủ động làm lại các câu đố hoặc chơi trò chơi Kahoot hai hoặc ba lần, vì cô tin rằng “Càng làm nhiều, các em sẽ càng học được nhiều hơn”. 

Các bài kiểm tra chính thức không bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình giảng dạy của cô mà cô đưa hình thức này vào các bài kiểm tra đề mở cho phép học sinh tự do tham khảo các ghi chú và công thức của mình để trả lời các câu hỏi mở và giải quyết các vấn đề thực tế.

Dự án của học sinh về Bảng Tuần Hoàn
Dự án của học sinh về Vòng đời của cây

Cô luôn nỗ lực rất nhiều để làm cho các bài kiểm tra của mình phù hợp và liên quan đến cuộc sống của học sinh, bao gồm các chủ đề như biểu tượng cảm xúc, vận tốc và đặc điểm tính trạng con người,… Những bài kiểm tra liên quan như vậy phản ánh quá trình giải quyết vấn đề trong thực tế, tuy học sinh có thể dễ dàng tra cứu các công thức hoặc sự kiện trực tuyến nhưng cần có kỹ năng tinh tế để phân tích và áp dụng thông tin có sẵn để giải quyết vấn đề của mình. 

Phương pháp kiểm tra của cô luôn khiến học sinh của mình ngạc nhiên vì các em đã quá quen với việc ôn thi nhồi nhét bằng cách ghi nhớ các trích dẫn văn học, sự kiện lịch sử và công thức toán học. Cô Joanne giải thích với học sinh của mình rằng: “Cô không kiểm tra những gì các em có thể nhớ. Cô muốn xem liệu các em có thể sử dụng những gì mà các em đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống được hay không.” Theo kinh nghiệm của cô, phương pháp này phổ biến trong giáo dục quốc tế, chẳng hạn như trong các bài kiểm tra trình độ Khoa học như A-level hoặc IGCSE mà khi đó việc ghi nhớ các công thức chỉ là thứ yếu.  

 

“Lớp Học Của Tôi Sẽ Không Nhàm Chán và Lặng Lẽ” 

Theo cô Joanne, một lợi ích khác của việc có một phương pháp đánh giá thay thế chính là giúp học sinh giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng mà các em thường gặp phải khi làm các bài kiểm tra chính quy truyền thống. Thay vào đó, cả ở trường SNA Marianapolis và trong khoảng thời gian đứng lớp trước đây, cô đã chứng kiến học sinh của mình thoải mái và vui vẻ hơn khi thực hiện các dự án trong lớp. “Lớp học của tôi sẽ không phải là một lớp học bình thường, yên tĩnh vì học sinh sẽ liên tục trao đổi và nói chuyện một cách hào hứng khi làm việc cùng nhau,” cô khẳng định, “Và thật sai lầm khi cho rằng học sinh sẽ không thể nào học tập được trong một môi trường “năng động” như vậy.” Thật vậy, bầu không khí vui vẻ và hòa hợp cũng cho phép cô Joanne đi vòng quanh để tương tác, chỉnh sửa và hướng dẫn việc học của học sinh, biến điều đó trở thành một quá trình đánh giá học tập kép và liên tục cũng như luôn lấy học sinh làm trung tâm. 

 

Học sinh lớp cô Joanne Gökçedağ

Hãy đón chờ phần tiếp theo của bài viết nhé!

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình học, quý phụ huynh học sinh xin vui lòng liên hệ Tuyển sinh qua số Hotline 0932 083 886 hoặc lưu lại thông tin bên dưới:

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TUYỂN SINH




Độ tuổi:

 

Tin tức mới nhất